Tứ Ân

Đức Phật Thầy Tây-An thuở xưa thường khuyến-khích các môn-nhơn đệ-tử rằng: Muốn làm xong hiếu nghĩa có bốn điều ân ta cần phải hy-sinh gắng-gổ mới mong làm trọn:

1- Ân Tổ-Tiên cha mẹ,

2- Ân Đất-Nước,

3- Ân Tam-Bảo,

4- Ân Đồng-Bào và Nhơn-Loại (với kẻ xuất-gia thì ân đàn-na thíchủ).

ÂN TỔ-TIÊN CHA MẸ:

Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận biết ơn tổ-tiên nữa.

Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn sanh-tiền, có dạy ta điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta còn phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bệnh-hoạn ốm-đau, gây sự hòa-hảo trong huynh đệ, tạo hạnhphúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.

Còn đền ơn tổ-tiên, đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau-thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tổ-đường.

ÂN ĐẤT-NƯỚC:

Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng phải nhờ đất-nước, quê-hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ-dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy bổn-phận phải bảo vệ đất-nước khi bị kẻ xâm-lăng giày đạp. Rán nâng-đỡ xứ sở quê-hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường-thạnh. Rán cứu-cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ-cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm.

Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài-lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp đỡ quê-hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ-xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất-nước. Đó là ta đền ơn cho đất-nước vậy.

ÂN TAM-BẢO:

Tam-Bảo là gì ? - Tức Phật, Pháp, Tăng.

Con người nhờ tổ-tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đấtnước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương diện vật chất.

Về phương-diện tinh-thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng-suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác-ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh-linh ra khỏi trầm-luân khổ-hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng, đặng đem nền Đạo cả của Ngài ban bố khắp trần-thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn những đại đệ-tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin-tưởng và tín-nhiệm vào sự-nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm-mầu, lòng quảng-ái của Phật đối với chúng-sanh, đã kính trọng sùng-bái Ngài, đã hành-động đúng theo khuôn-khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đắp cho nền Đạo được phát-triển thêm ra, xây dựng một tòa lầu đài Đạo-hạnh vô thượng vô song, roi truyền mãi mãi với hậu thế.

Nên bổn-phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền-nhân hầu làm cho trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn dắt giùm những kẻ sa-cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai thông nền Đạo-đức đặng cái tinh-thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá-tánh. Như thế, mới chẳng phụ công-trình vĩ-đại của Đức Phật và của tiền-nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.

ÂN ĐỒNG-BÀO VÀ NHÂN-LOẠI :

Con người vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp-đỡ những kẻ xung-quanh và cái niên-kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ-nhõi càng tuần-tự thêm nhiều chừng nấy. Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong vũ. Vui-sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn-nạn: họ cùng chịu với ta.

Họ và ta cũng một màu da, cũng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy Quốc-gia đó. Họ là ai? Tức những người ta thường gọi bằng đồng-bào vậy.

Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòigiống roi truyền, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy- biến, cùng chung phận sự đào-tạo một tương-lai rực-rỡ trong bước tiền-đồ của giang-san đất nước. Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng-bào, hay có đồng-bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp-đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.

Chẳng những thế thôi, ngoài đồng-bào, ta còn có thế-giới người đang cặm-cụi cần-lao cung cấp những điều nhu-cầu cần thiết. Họ là nhân-loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa-cầu. Nếu không có nhân-loại, thử hỏi dân-tộc ta ra như thế nào? Ta có đủ vật-liệu để dùng chăng? Ta có thể tự-túc một cách đầy đủ chăng? Nói tóm lại, ta có thể lẻ-loi đương đầu với những khi phong vũ nhiệt hàn, với những lúc ốm-đau, nguy-biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng? Hẳn không vậy. Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến Nhân-loại, nghĩa là nhờ đến dân-tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng-chủng mình (vậy).

Vả lại cái tình từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm-huyền quảng-huợt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân-biệt màu da, không phân-biệt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã-hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân-loại Chúng-sanh.

Thế nên, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồngbào mình gây ra tai hại cho các dân-tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa, một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.

Đối với những kẻ xuất-gia qui-y đầu Phật, phụ vào những ânhuệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực-tiếp chịu ân của các đàn-na thí-chủ, nghĩa là những thiện-nam tín-nữ có hảo tâm cungcấp những vật dụng cần-thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải, đến thuốc men đặng sanh sống. Rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưỡng hoàn-toàn của những kẻ tốt lòng.

Với quần-sanh, họ mang cái ân rất nặng, cho nên họ phải dìudắt sinh linh đi tầm Chân-lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu-cố của thiện-tín.

Four Debts of Gratitude

Lord Buddha Master of the Western Peace, used to urge his disciples thus: To fulfill filial piety and righteousness, one must accomplish are four debts of gratitude whose accomplishment requires lots of sacrifice and exertion:

1. Debt of gratitude towards Ancestors and Parents,

2. Debt of gratitude toward the country,

3. Debt of gratitude toward the Three Jewels,

4. Debt of gratitude toward Compatriots and Mankind (or 'Debt toward Donors' in case of monastics).

DEBT TOWARD ANCESTORS AND PARENTS:

From birth to adulthood, our parents have incurred a lot of hardship for so many years. Our parents' birth givers and raisers are our ancestors. Therefore, we ought to acknowledge our ancestors. To repay our parents, while they are alive, if they teach us the right thing, we must conscientiously obey them, never take the advice lightly, lest we should disaffect them.

If they err doing anything unethical, we must stop or dissuade them. Not only that, we need to repay the parents by taking care of their wellbeing while fostering harmony among siblings, creating familial happiness for the sake of their satisfaction.

We pray for our parents to enjoy more merits and longevity; if they pass away, practice and vow for their souls to ascend to Buddha-land from the drowning cycle of rebirth. As for our ancestors, do not defile nor defame our pedigree.

If our ancestors have done anything wrong, leaving descendants with grievous consequences, we must resolve to practice and endeavor to clear our pedigree's disrepute.

DEBT TOWARD THE COUNTRY:

For birth, we owe it to our parents and ancestors and, for living, to our country. Enjoying every inch of her land, eating her produce, which helps us facilitate our living and preserve our posterity, we feel obligated to defend her should she be invaded. Support her while in dire straits and make her strong and prosperous. Rescue her should foreigners dominate her. With her border security, we enjoy peace; with her vitality, we want comfort.

Exert yourself and sacrifice for the country depending on how resourceful you are. However, if you are not fit for significant undertakings, not yet having a chance to help her, you must not make any mistake that may lead to harming her, and never allow the enemy to damage her. That's the way we repay our country.

DEBT TOWARD THE THREE JEWELS:

What are the Three Jewels? They are Buddha, Dharma, and Sangha. First, humans must thank parents and ancestors for giving birth and raising the country for livelihood support. That is on the material plane.

Mentally, humans owe wisdom development to Buddha, Dharma, and Sangha's assistance. Buddha is impeccable, infinitely beautiful, and generous, devoted to salvaging human souls from the sea of sufferings. Thus, He passed His Dharma, His great Tao teachings, down to the Sangha to spread worldwide. Therefore, the monastics are no one else but Buddha's adepts. For this reason, as He always guides and salvages the sentient beings from their cycles of delusion and suffering, we must revere Him and believe in His world-saving enterprise by following His teachings through the Sangha.

Our forebears have understood Buddha's miracles and loving-kindness toward the sentient beings, so they revered and worshipped Him, practiced within the frame of His teaching. They also helped further develop the Tao and constructed an unsurpassed, sublime castle of morality, which, forever, shines on with the posterity.

Thus, we must follow in the steps of our forebears in goal setting and cultivating good deeds. As a result, we develop insight to achieve deliverance and lead the disadvantaged. Moreover, they continue making Moral breakthroughs for the spirits of compassion and kindness to sow over the globe. Thus, we will neither betray Buddha's and our forebears' great legacy nor be guilty toward our posterity.

DEBT TOWARD COMPATRIOTS AND MANKIND:

As soon as humans see the world, they have found themselves reliant on the support of people around and, the older we are, the more we depend on them. We owe our survival to their grains of rice, our warmth to their clothing, our protection against harsh weathers to their accommodation. Happiness: we share it with them. Disaster: they incur it with us.

They and we have the same skin color, speak the same language. When our compatriots gather, we all turn into one: the Nation. Who are they? They are those whom we call compatriots. Our compatriots and we belong to the same race, to the same lineage, share the glorious pages of history, and support one another in danger. The same duty is to procreate the best possible future for the country. They and we are so intimately interrelated that we cannot separate from one another, and there will be no case in which we can exist without our compatriots and vice versa. Thus, we must help them repay the outstanding debt of gratitude we owe them.

Not only that, apart from our compatriots, we have a world in which people are toiling to provide what we may need. They are humankind, those who inhabit the planet Earth with us. What will our people be like without humanity? Can we be self-sufficient? Can we provide enough for ourselves? In brief, can we be alone to cope with all climatic conditions, various disorders, natural and social disasters to maintain our subsistence? Indeed, we cannot. Therefore, our people must seek help from humankind. That is, we rely on any other people, so we ought to acknowledge them. Think about them in the same way we think about ourselves and our people.

Moreover, Buddha's compassion and generosity which we are aware of, are profound and far-reaching. It does not rest on skin color, racial differences, or wealth and status. It surpasses all social strata and classes and is placed into One: Mankind, Sentient Beings.

In this sense, we have no proper reason to afflict other peoples in the name of our interest or that of our people. Instead, place thought of harmony and a spirit of tolerance in them and deem ourselves obligated to assist them while in a predicament.

As for Buddhist monastics, in addition to the graces as mentioned above, they are directly indebted to their donors, the male and female adherents who kindly provide for them what they need. Moreover, the monastics rely on a supply of food, fabric, even medicine for subsistence. In brief, their sustenance depends entirely on the kind-hearted.

Toward the general public, they owe a hefty debt of gratitude; thus, they must guide the living in a quest for the Truth to be able to return this consideration.

unsplash