Nam Kỳ Lục Tỉnh

Nam Kỳ Lục tỉnh (南圻六省) hay Lục tỉnh (六省), là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong).

Nam Kỳ Lục tỉnh (南圻六省) hay Lục tỉnh (六省), là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong).

Mục lục 1 Sự hình thành Lục tỉnh 2 Địa bạ Nam Kỳ Lục tỉnh 1836 3 Thay đổi hành chính trước khi Pháp xâm lược 3.1 Tỉnh Biên Hòa 3.2 Tỉnh Gia Định 3.3 Tỉnh Định Tường 3.4 Tỉnh Vĩnh Long 3.5 Tỉnh An Giang 3.6 Tỉnh Hà Tiên 4 Người Pháp xóa bỏ Lục tỉnh 5 Dấu ấn trong văn hóa 6 Bản đồ 7 Xem thêm 8 Chú thích 9 Đọc thêm 10 Liên kết ngoài.

Sự hình thành Lục tỉnh Nam Kỳ Lục tỉnh trong bản đồ cổ của nhà Nguyễn, (tên các tỉnh được viết trong khung màu đỏ, từ phải sang trái là tên các tỉnh: Biên Hòa (邊和省), Gia Định (嘉定省), Định Tường (定祥省), An Giang (安江省) ở hàng trên, và Vĩnh Long (永隆省), Hà Tiên (河仙省) ở hàng dưới).

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán (triều Nguyễn), vào năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định. Năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định; đến năm Mậu Thìn (1808) đổi tên trấn Gia Định ra Gia Định Thành (hay tổng trấn Gia Định) gồm 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Thành, đổi các trấn thành tỉnh, chia 5 trấn của Gia Định Thành trước đây thành 6 tỉnh (Lục tỉnh) gồm Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Hai năm sau (Giáp Ngọ, 1834), vùng Lục tỉnh thuộc Gia Định Thành trước đây được gọi chung là Nam Kỳ. Từ đó có tên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh. Bản đồ Nam Kỳ năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ. Đó là các tỉnh: Phiên An (藩安), sau đổi thành Gia Định (嘉定): tỉnh lỵ là tỉnh thành Gia Định, Biên Hòa (邊和): tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa, Định Tường (定祥): tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho, Vĩnh Long (永隆): tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long, An Giang (安江): tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc, Hà Tiên (河仙): tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên. Trong dân gian, còn chia thành ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Địa bạ Nam Kỳ Lục tỉnh 1836 Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862), do người Pháp vẽ năm 1883.

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), theo lệnh vua, Binh bộ Thượng thư Trương Ðăng Quế và Lại bộ Thượng thư Nguyễn Kim Bảng mang cờ và bài hiệu, dẫn theo các viên dịch, tùy biện vào Nam theo đường thủy, tổ chức việc đo đạc ruộng đất và lập địa bạ ở 6 tỉnh Nam Kỳ. Ðây là cuộc tổng điều tra ruộng đất đầu tiên ở Nam Kỳ có quy mô lớn nhất. Kết quả đã lập được gần 2.000 quyển địa bạ ghi rõ từng sở điền thổ, tên làng thôn, địa phận, địa giới còn được bảo quản đến ngày nay. Theo toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ có tất cả 10 phủ chứa 25 huyện gồm có 135 tổng với 1.637 xã thôn phường. Cụ thể xếp các tỉnh từ Bắc xuống Nam (chưa bao gồm các đạo quan phòng chưa lập thành đơn vị hành chính).

Người Pháp xóa bỏ Lục tỉnh Bản đồ Nam Kỳ giai đoạn 1862-1867, kết quả của chiến dịch Nam Kỳ.

Nam Kỳ thuộc Pháp (Basse Cochinchine Francaise) khoảng năm 1881, nhưng vẽ theo hành chính của Nam Kỳ Lục tỉnh nhà Nguyễn (Basse CochinChine) trước năm 1861. Vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế (thuộc các huyện Hà Âm, Tây Xuyên tỉnh An Giang, huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên cũ) và vùng lồi Svay Rieng (trước là vùng rừng Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, mà Pháp chưa chiếm được vào thời điểm năm 1861-1863) đều bị cắt chuyển sang lãnh thổ vương quốc Campuchia thuộc Pháp. Từ lúc kiểm soát được tỉnh Gia Định (1862) cho đến khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ (1867), thực dân Pháp vẫn tạm thời duy trì cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn một thời gian. Thời gian này, người Pháp gọi département thay cho phủ, gọi arrondissement thay cho huyện[5] ở những vùng họ chiếm được. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt nhân sự, người Pháp không duy trì bộ máy hành chính ở cấp tỉnh và cấp phủ, mà cố duy trình bộ máy hành chính cũ ở cấp huyện, với sự hợp tác của các quan lại cũ đã đầu hàng, dưới sự giám sát của các sĩ quan Pháp.

Năm 1864, Đô đốc De la Grandière chia miền Đông Nam Kỳ làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn – Chợ Lớn, Tân An – Gò Công và Tây Ninh. Ngày 9 tháng 11 năm 1864, Đô đốc De la Grandière chuyển chế độ hành chánh Nam Kỳ từ quân sự sang dân sự bằng việc thiết lập tòa "Thượng thơ" (Direction de L’Intérieur) cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và thiết lập các Sở Tham biện (Inspection, còn gọi là hạt thanh tra hoặc tiểu khu) do các quan chức người Pháp ngạch Thanh tra bản xứ vụ (inspecteur des affaires indigènes) người Pháp chịu trách nhiệm. Mỗi thanh tra phải kiêm quản việc giám sát của nhiều huyện trong địa bàn của hạt. Đến năm 1865, có các Tham biện: Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Guộc, Tây Ninh (gồm huyện Tân Ninh và Quang Hóa), Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Cai Lậy, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Long Thành, Bảo Chánh, Bà Rịa.

Tính đến năm 1867, toàn cõi Nam Kỳ bấy giờ có 27 hạt thanh tra như thế. Cùng năm này, chính quyền thực dân Pháp cho đổi các địa danh tỉnh và hạt thanh tra theo địa danh đặt lỵ sở tỉnh hoặc hạt thanh tra đó. Các tên gọi mới này chính là tục danh bằng tên Nôm của các thôn xã nơi đặt lỵ sở hạt thanh tra vốn trước đây vào thời nhà Nguyễn độc lập lại không được dùng chính thức trong các văn bản hành chính. Như vậy, cũng kể từ đây, chính quyền thực dân Pháp đã dần dần chính thức hóa các tên gọi địa danh bằng tiếng Nôm này bằng những văn bản hành chính. Mặc dù vẫn duy trì tên gọi của các tỉnh tương tự như thời Nguyễn, nhưng tên tỉnh không còn bất kỳ một ý nghĩa hành chính đặc biệt nào.

Bản đồ biên giới Việt Nam-Campuchia năm 1870, khu vực K.Svai Téap vốn ngay trước đó thuộc hạt thanh tra Trảng Bàng ngày nay là vùng lồi "Mỏ Vịt" tỉnh Svay Rieng. Biên giới này được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa Thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp và vua Cao Miên Norodom I, ký kết ngày 9 tháng 7 năm 1870. Tháng 4 năm 1870, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ (đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ) cùng với triều đình vương quốc Cao Miên do Pháp bảo hộ (đứng đầu là vua Norodom I) bắt đầu đàm phán ký kết thỏa ước phân định biên giới. Chính thức điều chỉnh lại biên giới giữa Cao Miên (Campuchia) với Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française) thay đổi lớn so với biên giới Cao Miên-Nam Kỳ Lục tỉnh tại 2 khu vực: địa phận các hạt thanh tra Trảng Bàng, Tây Ninh (tức vùng lồi Mỏ vịt) thành phủ (khet) Svay Teep (Thỏa ước ngày 9-7-1870)[8], và vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế địa bàn các hạt Hà Tiên, Châu Đốc (nguyên là đất các huyện Hà Châu và Hà Âm) nhập vào (khet) Tréang (Hiệp định ngày 15-7-1873), cắt từ đất Nam Kỳ trả về cho Cao Miên.

Theo Nghị định ngày 7 tháng 6 năm 1871, tổ chức hành chính của Nam Kỳ được thay đổi. Chế độ thanh tra bản xứ vụ và đơn vị hành chính cấp huyện bị bãi bỏ. Các hạt thanh tra được đổi thành hạt tham biện (nhưng lấy tên arrondissement) và thu gọn còn còn 18 hạt. Đứng đầu hạt tham biện là Chánh tham biện (administrateur), với sự giúp việc của 2 hai Phó tham biện và thư ký địa hạt (secrétaire d’arrondissement), còn gọi là Bang biện. Nơi đặt dinh hành chánh của hạt gọi là Tòa tham biện, dân gian quen gọi là Tòa bố. Mọi hoạt động hành chính của các địa hạt đều đặt trực tiếp dưới quyền Thống đốc Nam Kỳ, với trị sở đóng ở Sài Gòn.

Năm 1876, người Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là các phân khu hành chính (circonscription administrative), mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành các "hạt" hay "tiểu khu" (arrondissement) như sau: Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Sài Gòn Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc Khu vực Bát Xắc có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng. Số địa hạt tăng lên 19 hạt. Mỗi hạt tổ chức thêm Hội đồng Quản hạt (Conseil d'arrondissement) với các thành viên được bầu vào là người Việt, là cơ quan tư vấn cho Tòa tham biện.

Open Wikipedia

Six Provinces

The Six Provinces of Southern Vietnam (Vietnamese: Nam Kỳ Lục tỉnh, 南圻六省 or just Lục tỉnh, 六省) is a historical name for the region of Southern Vietnam, which is referred to in French as Basse-Cochinchine (Lower Cochinchina). The region was politically defined and established after the inauguration of the Nguyễn dynasty, and called by this name from 1832, when Emperor Minh Mạng introduced administrative reforms, to 1867, which culminated in the eight-year French campaign to conquer the Six Provinces. The six provinces, which in 1832 Emperor Minh Mạng divided Southern Vietnam into, are:

Phiên An, later changed name to Gia Định (provincial capital city: Sài Gòn),

Biên Hòa (provincial capital: Biên Hòa),

Định Tường (provincial capital: Mỹ Tho)

Vĩnh Long (provincial capital: Vĩnh Long),

An Giang (provincial capital: Châu Đốc),

Hà Tiên (provincial capital: Hà Tiên).

These provinces are often subdivided into two groups: the three eastern provinces of Gia Định, Định Tường, and Biên Hòa; and the three western provinces of Vĩnh Long, An Giang, and Hà Tiên. 

History French Cochinchina (Basse Cochinchine Française) in 1881, based on Nguyễn Dynasty’s Six Provinces before 1861. The northern bank of Vĩnh Tế Canal and the Parrot’s Beak of Svay Rieng were ceded to the Cambodian Kingdom. The Mekong Delta region (the location of the Six Provinces) was gradually annexed by Vietnam from the Khmer Empire starting in the mid 17th century to the early 19th century, through their Nam tiến territorial expansion campaign. In 1832, Emperor Minh Mạng divided Southern Vietnam into the six provinces Nam Kỳ Lục tỉnh. According to the Đại Nam nhất thống chí (Nguyễn dynasty national atlas) of the Quốc sử quán (official Nguyễn-era compilation of Vietnamese history, geography and people from 1821–1945), in 1698 the lord Nguyễn Phúc Chu established the prefecture (phủ) of Gia Định. In 1802, emperor Gia Long turned Gia Định prefecture into a township, and in 1808, he renamed Gia Định prefecture into a governorate containing the five townships of Phiên An, Biên Hòa (or Đồng Nai), Định Tường, Vĩnh Thanh (or Vĩnh Long), and Hà Tiên. In 1832, emperor Minh Mạng renamed Phiên An Citadel into Gia Định Citadel, and the 5 townships were turned into the 6 provinces of Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên, and the newly established An Giang. Thus, the Six Provinces was created in 1832; and in 1834 the Six Provinces were collectively called Nam Kỳ ("Southern Region", which would eventually be known in the West as Cochinchina). Phiên An Province was renamed to Gia Định Province in 1835.

After the French colonial invaders, led by vice-admiral Rigault de Genouilly attacked and captured the three eastern provinces of Gia Định, Định Tường, and Biên Hòa in 1862, and invaded the remaining western provinces of Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên in 1867, the French Empire abolished the administrative divisions created by the Nguyễn Dynasty. At first, the French used départements instead of prefectures, and arrondissements in place of districts (huyện). By 1868, the former Nam Kỳ Lục tỉnh had over 20 arrondissements (districts). Cochinchina was ruled by a French government-appointed governor in Saigon, and each county had a Secrétaire d’Arrondissement (en: "County Secretary", vi: "thư ký địa hạt" or "bang biện"). Bạc Liêu county was created in 1882. On 16 January 1899, the counties were changed into provinces per a French government decree, each with a provincial premier (fr: "chef de la province", vi: "chủ tỉnh") who is head of provincial government.

French division into 21 smaller provinces, discontinuation of the Six Provinces The French government divided the original Six Provinces into 21 smaller ones. Following the 1899 decrees, starting 01/01/1900 Nam Kỳ would be divided into the following 21 provinces:

Gia Định Province was divided into the 5 provinces of: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, and Gò Công.

Biên Hòa Province was divided into the 4 provinces of: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, and Cap Saint-Jacques (later Vũng Tàu Province). Cap Saint Jacques was created on 30/04/1929 and dissolved 01/01/1935; in 1947 the province was re-established under the name Vũng Tàu until 1952 when it was dissolved again.

Định Tường Province became Mỹ Tho Province. Vĩnh Long Province was divided into the 3 provinces of: Vĩnh Long, Bến Tre, and Trà Vinh.

An Giang Province was divided into the 5 provinces of: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, and Cần Thơ.

Hà Tiên Province was divided into the 3 provinces of: Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu. On 11/05/1944 Tân Bình Province was created, carved out of Gia Định Province.

Southern Vietnam was divided into 21 provinces was because the French Empire intended to erase the name "Lục tỉnh" from the hearts and minds of the Vietnamese people and language, and cut any feelings of attachment and Vietnamese nationalism with this region, in attempts to avert potential local revolution or rebellion that may arise. In 1908 on the newspaper Lục Tỉnh Tân Văn ("Six Provinces News"), lead editor by Gilbert Trần Chánh Chiếu, still commonly used the names "Lục Tỉnh" and "Lục Châu". Along with the French Empire calling Southern Vietnam (vi: Nam Kỳ) as Cochinchine, they called Northern Vietnam (vi: Bắc Kỳ) Tonkin, Central Vietnam (vi: Trung Kỳ) Annam. "Cochinchina" is the name used by Westerners.

Note: However, Lord Master always only called such 21 provinces 'Six Provinces'.

Open Wikipedia

unsplash