Tề Trang Công và Vợ Thôi Trử

 Sám Giảng Quyển VI: Thập Ác # Tà Dâm

Theo Niên Giám Tả Khưu Minh (556-451 TCN), dưới thời phong kiến Trung Quốc, bên cạnh những hoàng đế tài năng xuất chúng như Tần Thủy Hoàng hay Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, Khang Hy, Tổ Phụ của Nhà Thanh, thì cũng không ít vị vua kém cỏi, chỉ biết ăn chơi sa đọa, như trường hợp một vị vua được mô tả trong câu truyện sau đây: Tề Trang Công.

Tề Trang Công tên thật là Khương Quang – vị vua thứ 25 của nước Tề, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con cả của Tề Linh Công và có thời gian cai trị đất nước từ 553 – 548 trước Công Nguyên. Dù là con cả, nhưng Tề Trang Công lại có tuổi thơ vô cùng “sóng gió” khi từng bị Tề Linh Công gửi sang nước Tấn vào năm 555 trước Công Nguyên làm con tin để vua nước Tấn không tấn công nước Tề. Sau khi trở về nước, Tề Trang Công lại bị 2 người ái phi của vua cha là Trọng Cơ và Nhung Cơ chèn ép, phải đi trấn thủ thành. Tuy nhiên, nhờ được tể tướng Thôi Trữ phò tá nên Tề Trang Công mới giữ được vị trí thái tử và sau đó lên ngôi vương vào năm 554 trước Công Nguyên. Để trả thù, không lâu sau khi đăng cơ, ông đã giết cả ái phi của cha lẫn người em trai cùng cha khác mẹ.

Dù được tể tướng Thôi Trữ trợ giúp rất nhiều mới có thể đăng cơ nhưng Tề Trang Công lại chẳng nể nang gì vị công thần. Thậm chí, ông còn thông gian với vợ Thôi Trữ và nhiều lần sỉ nhục đối phương nên cuối cùng bị giết chết ngay tại nhà nhân tình. Vụ án gây chấn động thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Theo sử sách, không lâu sau khi cưới người thiếp tên là Đường Cơ, Thôi Trữ đã mời Tề Trang Công tới nhà để dùng bữa tối và chúc phúc cho mình. Vốn là người háo sắc, nên ngay khi nhìn thấy mỹ nhân Đường Cơ đẹp “khuynh nước, khuynh thành”, Tề Trang Công đã đem lòng yêu thích. Trong khi đó, Đường Cơ cũng thuộc dạng lẳng lơ nên cả hai liền chuốc cho Thôi Trữ say mèm rồi lén lút thông gian ngay tại nhà.

Kể từ buổi tối hôm đó, Tề Trang Công nhiều lần viện cớ tới nhà Thôi Trữ để bàn việc nước, nhưng mục đích chính vẫn là để lén lút “mây mưa” với Đường Cơ. Tuy vậy, “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Thôi Trữ cuối cùng cũng phát hiện Tề Trang Công “vụng trộm” với ái thiếp của mình. Thế nhưng, do lo sợ vương quyền nên ông đành “bấm bụng làm ngơ”. Dù vậy, Tề Trang Công lại “được đằng chân, lân đằng đầu”, thấy Thôi Trữ nhịn nhục, không dám tỏ thái độ thì càng ngang ngược.

Đỉnh điểm là sau một lần ân ái với Đường Cơ, vua Tề còn lấy mũ của vị tể tướng, xem nó như một món quà nhỏ. Khi được những cận thần khuyên can không nên quá đáng, Tề Trang Công lại ngang ngược nói: “Hắn mất mũ thì đã làm sao? Hắn không phải đã có một cái mũ khác sao”. Thấy vua càng ngày càng ngang ngược, công khai thông gian với ái thiếp của mình, Thôi Trữ đã quyết định trả thù.

Tới năm 548 trước Công Nguyên, Tề Trang Công mở tiệc chiêu đãi vua nước Cử, nhưng Thôi Trữ lấy lý do bị ốm nên không tới. Sau khi nghe tin, vua Tề liền viện cớ tới thăm hỏi công thần, nhưng mục đích chính vẫn là gặp gỡ Đường Cơ. Thế nhưng, Tề Trang Công không hề biết đây chỉ là cái bẫy. Khi vừa bước vào phòng, Thôi Trữ đã cho khóa chặt cửa rồi sai thủ hạ bao vây tứ phía. Nhận thấy nguy hiểm, vua Tề liền cố gắng leo tường chạy trốn, nhưng bị bắn trúng chân và ngã xuống. Ngay lập tức, các thủ hạ của Thôi Trữ liền xông tới đâm chết Tề Trang Công. Thậm chí, những vệ sĩ đi theo bảo vệ vua cũng bị giải quyết sạch sẽ.

Sau khi giết vua, Thôi Trữ an táng Tề Trang Công tại một xóm nhỏ tên là Sĩ Tôn. Đồng thời, ông cũng giúp Khương Chử Cữu - người em khác mẹ của Trang Công lên làm vua, lấy hiệu là Tề Cảnh Công.

Qi Zhuang Gong and Cui Zi's wife

Oracle Vol VI: Ten Evils, Sex Misconduct

According to Zhuo Qiu Ming (556 BC to 451 BC’s Annals), under the feudal system of China, there was no lack of excellent Kings such as Qin Sui Huang or Han Guang Wu Di Liu Xiu, Qing Patriarch Khang Xi, etc. Unfortunately, a few Kings left their posterity with a lot of shame, one of whom is one of the typical examples as described in the following story of Qi Zhuang Gong?

Qi Zhuang Gong’s birth name is Khuong Guang, the 25th King of the Qi state, a vassal of the Zhou Dynasty in Ancient China. He is the eldest son of Qi Ling Gong, and his reign lasts from 553BC to 548 BC. Albeit the eldest son, Qi Zhuang Gong’s childhood was ‘turbulent’ in that he had in 555 BC been sent to the Jin state for hostage so that the latter might not attack the Qi state. Even having returned home, Qi Zhuang Gong again was thwarted by his Father King’s concubines, Zhong Ji and Rong Ji; he was posted to work as a castle guard. However, with the support of Prime Minister Cui Zi, Qi Zhuang Gong retained his status of Crown Prince and later was coronated in 554 BC. For vengeance, soon after his coronation, he killed his father’s two concubines as well as his half-brothers.

Though his crowning was, to a large extent, supported by Cui Zi, Qi Zhuang Gong has not given him due respect He went as far as fornicating with Cui Zhi’s wife and insulting him, and, as a result, he was lured into a trap and killed at his lover’s. A case that shocked the Spring and Autumn Warring Period History has it that, soon after marrying his second wife, Tang Jiang, Cui Zi invited Qi Zhuang Gong to his family for a well-wishing dinner. Lascivious by nature, Qi Zhuang Gong was enchanted by Tang Jiang’s charming beauty once he saw her. However, by then, Tang Jiang also was a lewd type. Thus, they both tried to get Cui Zi so drunk that he hardly knew that Qi King and Tang Jiang had stealthy sex in the house.

Since that night, Qi Zhuang Gong has often come to Cui Zi’s in the name of discussing state affairs, but his main aim was to fornicate with Tang Jiang. But, as time passed, nothing could hide under the sun for long; Cui Zi eventually found out that Qi Zhuang Gong had been fornicating with his lover. But, he had to pretend ‘naïve’ as he feared the royal power.

Despite this, Qi Zhuang Gong continued to take advantage of Cui Zi’s forbearance, shying from showing his dissatisfaction by becoming even more arrogant. His attitude culminated in seizing Cui Zi’s Prime Minister hat after making love with Tang Jiang, seeing it as a trivial gift. Even though he had repeatedly been rebuked by his noble advisors not to go too far, Qi Zhuang Gong stubbornly replied: “What should happen to him if he lost this hat? Is it he has another one?” Seeing the King more perverse by the day since he openly had an affair with his concubine, Cui Zi decided to take revenge.

In 548 BC, Qi Zhuang Gong held a banquet on the Ju state King’s visit; Cui Zi did not attend it under the pretext that he was sick. On this news, Qi King borrowed this reason to visit his great nobleman, but his purpose was to meet Tang Jiang. But Qi Zhuang Gong had never known that he was going to be entrapped. As soon as he entered the room, the door was shut, and Cui Zi’s men appeared from all sides. Feeling the danger, Qi King climbed over a wall to escape, but he fell, his thigh hit by arrows. Straight away, Cui Zi’s cohort attacked and killed Qi Zhuang Gong. All his royal bodyguards also were killed off.

After the King died, Cui Zi held a ceremony for his burial at the hamlet Si Xun. In the meantime, he helped the half-brother of Zhuang Gong be crowned and styled himself Qi Jing Gong.

unsplash