MA VƯƠNG

Đồng Nghĩa: Thiên Ma, Ma Vương Ba Tuần

Māra, “Chúa tể của các Giác Quan” trong Phật giáo, người đã nhiều lần cám dỗ Đức Phật. Khi Bồ Tát Gautama ngồi dưới gốc cây bồ đề để chờ đợi Giác ngộ, Ma Vương độc ác xuất hiện đầu tiên trong vỏ bọc của một sứ giả mang tin rằng một đối thủ, Devadatta, đã soán đoạt ngai vàng Śākya từ gia đình của Gautama. Tiếp theo, Ma vương tung ra một cơn bão lớn gồm mưa, đá, tro và bóng tối, khiến tất cả các vị thần tụ tập để tôn vinh Đức Phật tương lai khiếp sợ. Anh ta thách thức quyền ngồi dưới gốc cây của Gautama, khiêu khích Đức Phật tương lai kêu gọi địa thần làm chứng cho các công đức trước đây của mình (một hành vi thường được thể hiện trong điêu khắc). Māra cử ba cô con gái của mình là Tṛṣṇā, Rati và Rāga (sự thèm khát, ham muốn và hưởng lạc), để quyến rũ Gautama, nhưng vô ích. (Các phiên bản của câu chuyện khác nhau về việc sắp đặt câu chuyện sự cám dỗ của các cô gái xảy ra trước hoặc sau khi Đức Phật đại giác ngộ.) Sau khi Đức Phật chứng quả chánh đẳng chánh giác, Ngài cảm thấy nghi ngờ liệu con người có thể hiểu được sự thật hay không, và Ma vương đã ép Ngài phải từ bỏ mọi nỗ lực. truyền giảng. Nhưng khi chư thiên thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, Đức Phật dẹp bỏ mối nghi ngờ của Ngài.



Dịch từ Bộ Tự Điển Britannica, see opposite


Tài Liệu Tham Khảo

Ma Vương Vasavattī – Ma Ba Tuần ( Thiên Chủ của Ma cung) – Tâm học (tamhoc.org)

Đức Phật và Thiên Ma

Quỷ Vương

Đ

MaMa

DEMON


Māra, the Buddhist “Lord of the Senses,” was the Buddha’s tempter on several occasions. When the bodhisattvaGautama seated himself under the Bo tree to await Enlightenment, the evil Māra appeared first in the guise of a messenger bringing the news that a rival, Devadatta, had usurped the Śākya throne from Gautama’s family. Next Māra sent forth a great storm of rain, rocks, ashes, and darkness, frightening away all the gods who had gathered to honor the future Buddha. He challenged Gautama’s right to sit beneath the tree, provoking the future Buddha to call upon the earth to give witness to his previous charities (an act often represented in sculpture). Māra sent forth his three daughters, Tṛṣṇā, Rati, and Rāga (thirst, desire, and delight), to seduce Gautama, but to no avail. (Versions of the story differ in placing the temptation by the daughters before or after Buddha’s Enlightenment.) After the Buddha had achieved supreme Enlightenment, he experienced doubt as to whether the truth could be understood by men, and Māra pressed him to abandon any attempts to preach. But when the gods implored him to preach the law, the Buddha put aside his doubts.


Britannica, The Editors of Encyclopaedia. "Māra". Encyclopedia Britannica, 20 May. 2013, https://www.britannica.com/topic/Mara-Buddhist-demon 


Useful Links

Mara (demon) - Wikipedia

Buud

Devil - Buddhism frm A to Z

Đức Huỳnh Giáo Chủ và khái niệm về Ma Vương


Ý nghĩa về Ma Vương có thể được hiểu bằng hai cách: 

Theo nghĩa thứ nhất, Ma Vương là một nhân vật có thật như câu chuyện Đức Phật Thích Ca bị thử thách trước và sau khi đắc quả hoàn toàn.  Câu chuyện diễn ra như một cuộc quyết đấu giữa cái Thiện và cái Ác.  Đức Thích Ca Mâu Ni Phật biểu tượng cho Chân, Thiện Mỹ, cho sự giải thoát khỏi thế giới dễ biến động, bị không gian và thời gian chi phối, nên chúng sanh nào ở trong thế giới đó đều phải chịu chi phối bởi các biến thiên đó, dẫn đến sự đau khổ triền miên.  Còn Ma Vương đại diện cho cái Ác, sự bám víu vào tham dục, tham sân si, cùng tột.   Trong Sám Giảng, Đức Thầy đã thỉnh thoảng nhắc đến Ma Vương hay Quỉ Vương qua kệ giảng, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa.  Sự xuất hiện của Ma Vương trong thời kỳ Mạt Pháp là nguyên do khiến cho chư Phậ xuống thế để cứu chúng sanh, như chúng đã từng thề với Đức Phật Thićh Ca lúc ngồi dưới cây Bồ Đề trong lúc ngài sắp đắc đạo, để trả thù ngài bằng cách hảm hại các đề tử đi theo chánh pháp của ngài nếu Ngài không theo đề nghị của chúng.  


Ý nghĩa thứ hai hói về Ma Vương là chính cái nội tâm của người phàm phát khởi tà kiến, tham sân si, thâm nhập và biến thành mảnh đất mầu mở cho chúng ma đệ tử của Ma Vương tựu tập, sinh sôi, hoành hành.  Đức Thầy chỉ ra rằng vào thời kỳ Mạt Pháp, chánh pháp của Đức Phật dần dần bị lu mờ,  con người dễ bị văn minh cám dổ, nên phần lớn mất đi thiện tánh.  Cả hai yếu tố ngoại tại và nội tại này kết hợp làm cho Đạo Quỉ Vương càng ngày càng mạnh. Ngài có nói:


"Sau Quỉ-Vương đi đứng nửa lừng,

Thêm tên tuổi chúng-sanh nó biết."

(Giác Mê Tâm Kệ, Quyển Tư)


Ngài cảnh giác mọi người rằng:

"Đạo Quỉ Vương rất nhiều chi ngánh,

Khuyên chúng sanh rán tránh mới mầu."

-------------------------------

Thời-kỳ nầy nhiều quỉ cùng ma,

Trời mở cửa Quỉ-Vương xuống thế.
Nên Ta mới ra tay cứu-tế,
Kẻo chúng-sanh bịnh khổ quá chừng.
Sau Quỉ-Vương đi đứng nửa lừng,
Thêm tên tuổi chúng-sanh nó biết.

Làm đủ cách xuống lên tha-thiết,
Ở ngoài đường nó biết tên mình.

--------------------

(Giác Mê Tâm Kệ)


Các Đạo tà mưu khéo âm thầm,
Dân rán tránh kẻo lâm mà khổ.
Chúng nó xuống khuyên-răn nhiều chỗ,
 Dùng phép mầu lòe mắt chúng-sanh.
Ai ham linh theo nó tập-tành,

Sa cạm-bẫy khó mong sống sót.

(Giác Mê Tâm Kệ)

-------------------------

"Lựa cho phải cột phải kèo,
Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm."

(Dặn Dò Bổn Đạo, Năm Canh Thìn)


Ngài hướng dẫn cách để diệt Ma Vương là:


-Dùng gươm trí tuệ:

“Cầu tu cho đạt ngũ hương,

               Hươi gươm trí huệ Ma Vương hãi hùng”.

   (Cho Ô. Cò Tàu Hảo)

Thập tam ma diệt bằng trí kiếm,

Dứt xong rồi vô sự thảnh thơi”.

Thập tam ma diệt bằng trí kiếm,

Dứt xong rồi vô sự thảnh thơi”.

̣(Khuyến Thiện, Quyển Năm)


-Dùng tâm Đại Hùng , Đại Lực, Đại Từ Bi để trừ  nội ma:

“Giữ đừng cho Ma Vương dẫn dắt,

Thường nhớ câu đại lực đại hùng.

Thắng thất tình giữ vẹn đạo trung,

Trừ lục dục chớ cho ô nhiễm.

̣(Khuyến Thiện, Quyển Năm)


-Dùng Nghị Lực:


“Quyết lòng rửa sạch tiền khiên,

Ra oai ra lực hùng yên mới là”.

 (Để Chơn Đất Bắc)

"Tu cho quỉ cũng khiếp, thần cũng khâm,

Được tâm đắc Bồ Đề vững chắc."

̣(Khuyến Thiện, Quyển Năm)


Trên đây là một số dẫn chứng trong Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH nói về thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Pháp liên quan đến sự lộng hành của Ma Vương hay Quỉ Vương, và Sứ Mạng Cứu Đời của chư Bồ Tát Phật. Cuộc chiến giữa Ma và Phật và giữa Ma và chúng sanh là vô cùng thảm khốc và không cân xứng vì Ma Vương phép thuật cao cường hơn chúng  sanh nhiều, nhưng chúng không thể vượt qua phép mầu của chư Phật.  Vì vậy, nếu chúng sanh nào biết tin tưởng ở Phật Trời và ăn ở hiền lương chơn chất thì trước sau gì cũng được cứu vớt.  Ngoài ra, chúng sanh còn phải biết tu hành theo chánh Đạo, phát hùng tâm và nghị lực tinh tấn tu cầu và thề làm hết phận sự của con người, thì sẽ được Ơn Trên ban thưởng vào Ngày Phát Xét cuối cùng.  Theo như trong Bài Sứ Mạng, thì Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ là một các vị Cứu Đời đó đang thọ lảnh sứ mạng cứu đời tại Việt Nam chúng ta.  Ngài nào ngài trở lại là Thánh Tiên tựu vị.  Ngày đó cũng là ngày chư bang hàng phục, Hội Long Hoa sẽ chào đón con Tiên, cháu Phật. Thế giới phải trở lại đời Thượng Ngươn Thánh Đức, không còn kẻ ngổ ngang tranh hùng tranh bá, mà quay đầu về Thánh Chúa mà học hỏi tu hành để được ân xá, sống trong cảnh thái bình, còn không thì sẽ bị đền tội.  Ma Vương lúc đó cũng phải kinh hải mà rút lui về lãnh địa của chúng.






unsplash