"TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ"

Sự lễ bái không đủ cho ta tỏ ra một tín-đồ chân thành của đạo Phật được. Tại sao vậy? Vì Đức Phật chẳng bao giờ ngỏ ý rằng "các người hãy lạy thờ ta cho nhiều rồi ta sẽ độ giúp các người" mà trái lại, Ngài dạy rằng: "Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình". Thiệt-hành theo giáo-lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng-dẫn và ủng-hộ vậy.

Ta hãy đem đức-tin trong sạch mà thờ kỉnh Phật và hãy đem lòng lành mà hành-động y theo lời phán dạy của Phật.

Nếu ta cứ đem đức-tin thờ-phượng tôn-giáo bằng cách sai lầm thì rất có hại cho đời mạng của ta. Như vậy chỉ tỏ ra một người rất mê-tín (mặc dầu đạo của ta thờ là một đạo rất chánh đáng).

Vậy đồng thời với Đức Tin là Lòng Lành phải để cho nó đi cặp luôn luôn. Có Ðức Tin (Tin về thần quyền) mà thiếu Lòng Lành thì rất dễ bị tà-thần cám dỗ, bọn tăng-đồ lợi-dưỡng gạt-lường. Bởi những kẻ ấy thường bày ra cúng-kiếng để chuộc tội hoặc bắt buộc ta thờ-kính một cách phiền-phức làm cho lòng u-tối của ta càng ngày càng u-tối thêm.

Còn có lòng lành mà thiếu đức tin vào công việc từ-thiện của mình thì lòng lành ấy thường hay thối chuyển vậy. Vậy đồng thời với đức tin là lòng trí lành phải đi cặp luôn luôn.

Có đức tin và lòng lành rồi thì dùng trí-huệ mà bình-đoán cái đạo của ta đang học hay sẽ học một cách xác-thực, tìm hiểu cho rõ-ràng cái mục-đích ấy, như thế mới mong thoát khỏi tà kiến gạt-gẫm ta đem đức tin, lòng lành cống hiến vào chỗ thấp hèn hay một ông thầy mê dốt.

Người học Đạo muốn mở-mang trí-huệ cần phải tìm phương-pháp diệt cái vô-minh (tối-tăm ngu-muội). Muốn diệt cái vô-minh trước phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập con đường rõ-ràng, duy nhất của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịnh, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở-mang vậy.

Người có tâm nếu không tập suy-gẫm cho mở trí thì hay dễ bị lường gạt. Người có trí mà vô tâm thì hay xảo trá.

Nên trí và tâm người học Đạo cần tìm cách làm cho nó được phát-triển cả hai để lấy tâm làm chủ trì mọi việc, lấy trí mà phán xét mọi việc trước khi ta sắp đưa cho tâm chủ trì. Được như thế chắc-chắn ta học Đạo mau thành công đắc quả.

Đừng thấy ai theo mối Đạo nào đông-đảo rồi ta cũng vội vàng theo Đạo ấy mà lúc đó ta chưa hiểu giáo-lý ấy như thế nào.

Cũng đừng thấy người ta thờ Phật rồi vội-vã lập bàn thờ Phật, mà chưa hiểu ông Phật thể nào và tại sao phải thờ kính Đức Phật. Nếu tu như thế, thờ Phật như thế, thì càng tu càng thờ bao nhiêu càng tỏ ra cho thiên-hạ thấy rõ ta mê-tín bấy nhiêu. Đó cũng là cái đích để cho người vô Đạo nhắm đó mà bài-bác, nhạo chê hủy-báng và cũng rất uổng cho cái công-trình thành-kính lễ-bái của ta vậy.

Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ, học Đạo nào, hay theo ông thầy nào, ta hãy suy-gẫm phán-đoán kỹ-càng; chừng hiểu biết rõ-ràng ta sẽ hành theo Đạo ấy, Thầy ấy. Chẳng được như vậy, dầu mình theo Đạo rất chánh đáng, ông Thầy rất thông minh cũng chẳng có ích chi cho mình cả.

Sự đầu tiên của người hành Đạo là cốt sửa những tư tưởng, tìm cách đánh đổ tư-tưởng xấu-xa, đem thay vào những tư tưởng ôn-hòa, đạo-đức.

Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ.

Hòa Hảo

“OF SELF-CULTIVATION”

Ritualism does not suffice for us to prove we are true Buddhists. Why? It is because Buddha never indicated: “if you so often prostrate to me, I will bless or support you.” By contrast, He said: “You should understand what all humans ought to do in their lifetime and to find out what their true nature is.” Practice His exhortations and He will guide and support you.

Take your pure belief to worship Buddha and take your genuineity to act accordingly to Buddha’s exhortations.

If you bring your belief erroneously into a religious worship, this will hurt your lives badly. As such you just prove a superstitious person (though your religion is a legitimate one).

In this sense, Belief and Genuineity must always go in pair. If you have Belief (Belief in spiritual power) without Genuineity, you are prone to evil spirits’ temptation and self-serving monks’ deceit. It is because they often contrive ritualism for penitence or force us to perform so complex rituals that our minds become more and more obscure.

If you have genuineity without belief in your charitable activity, it will often corrode. Thus, belief must coexist with genuineity and always go in pair.

Once equipped with belief and genuineity, we should use acumen to assess the religion we are or will be learning by finding out those objectives, in which case we can avoid fallacies cheating our belief and genuineity to offer to an inferior location or master.

The religious learner who wants to improve their acumen must find methods to eradicate vô-minh (avidyā: misconception). To eradicate it, first increase your mental power so that you can yourself establish a clear, unique path of religion you are learning, which you develop into tenets to dispel prejudices, obstinance, proscrastination, desires, haughtiness, envy, denigration, fawning, selfishness, truculency, lust, and anxiety, which all are conducive to mental disturbance. Remove them and your acumen shall grow.

Those being kind-hearted without cultivating acumen tend to be prone to deception. The sharp-witted who are not kind-hearted tend to be devious.

Thus, the religious learner must seek to develop both mind and intellect: use mind to master all things, and use intellect to judge all things before letting the mind take over. Having done so, we may assure that we soon achieve full enlightenment.

Don’t hastily join a religion which you see has a big following but, at that time, you haven’t yet understood what its teachings are.

Don’t see others worshipping Buddha and hastily you set up a Buddha altar without having understood who Buddha is and why you have to worship. If you worship Buddha like this, the more you practice and worship, the more superstitious you prove yourself to others. This is also the target for heretics to disparage and slander, and you will waste your worshipping performance.

In order to avoid this, before initiating to a certain religion or a master, you must think them over and over again until you clearly understand, only then you will practice that religion. Otherwise, though your religion or master are good, they should not benefit you at all.

The primary task of the practicer is to improve their thoughts and to substitute harmonious and ethical attitudes for bad ones.

Bac Lieu, 1943

by Hoa Hao

unsplash