Bố Kình - Chồng Vợ Kính Yêu Lẫn Nhau

BỐ KÌNH: Cũng đọc là Bố Kinh. Bố là vải; Kinh là gai, do câu “Bố Quần Kinh Thoa”(mặc quần áo bằng bô vải, cài trâm bằng gai).  Ngạn ngữ bắt nguồn từ câu chuyện giữa Lương Hồng và Mạnh Quang.

Trong hàng nghìn năm, Mạnh Quang đã được coi là mẫu mực của đức tính thiện lương; một người phụ nữ có vẻ ngoài giản dị nhưng có đạo đức cao cả.

Trong thời Hậu Hán (947-950 sau Công nguyên), sống ở quận Bình Lăng, một học giả uyên bác và có năng lực được gọi là Lương Hồng, hiệu là Bá Loan. Lương Hồng là một người đàn ông chấp nhận sự nghèo khó và xa lánh dấn thân vào quan trường, và cả làng xóm của mình đều rất mực ngưỡng mộ. Nhiều gia đình trong hạt thường đề nghị gả con gái nhưng ông đều từ chối lời cầu hôn của họ.

Chuyện xảy ra là trong cùng một huyện, có một cô gái tên là Mạnh Quang, hiệu là Đức Diệu. Con gái của một thôn trưởng khá giả, Mạnh Quang là một cô gái bình dị, không có nhan sắc nhưng sức vóc hiếm có. Tuy nhiên, cô ấy lại có những ý tưởng nghiêm khắc về tiêu chuẩn chọn lựa người chồng tương lai. Do đó, ở tuổi ba mươi, cô vẫn không muốn giao trái tim mình cho ai. Câu trả lời của cô rất đơn giản: "Con muốn kết hôn với một người đàn ông như Lương Hồng mà thôi." Cô trả lời như thế khi bị cha mẹ khi bị hỏi.

Khi tin tức về việc này đến tai Lương Hồng, ông trả lời: "Thôi được, để cô ấy lấy mình vậy!"

Thế rồi diễn ra lễ cưới và Mạnh Quang đã về nhà chồng trong bộ quần áo tráng lệ nhất của cô. Trong bảy ngày bảy đêm, anh chồng không hề tỏ ra quan tâm đến cô dâu mới của mình. Không còn chịu đựng được sự thờ ơ của anh ta, Mạnh Quang quỳ xuống trước anh ta và hỏi: "Thiếp nghe nói chàng là người có phẩm hạnh, đáng lẽ đã lấy vợ từ lâu. Ừm, thiếp cũng thế thôi. Bây giờ chàng giờ đây cưới thiếp rồi, xin hãy cho thiếp biết thiếp đã làm gì mà để phật lòng chàng."

Lương Hồng đáp: "Bộ quần áo đắt tiền và lớp trang điểm đậm đà của nàng làm ta kinh tởm! Người phụ nữ duy nhất mà ta sẵn sàng chia sẻ cuộc đời mình với sẽ là người chỉ cài một chiếc kẹp tóc bằng cỏ gai và mặc một chiếc váy vải thường mà thôi!"

Lúc đó Mạnh Quang mới hiểu ra mọi chuyện. Rồi cô ấy thay mặc một chiếc váy vải sô, bỏ đi lớp trang điểm, buộc tóc bằng cỏ gai và làm các công việc tay chân lao lực bình dị . Lúc đó chồng cô mới hài lòng. Một thời gian sau, hai vợ chồng đến sống ở vùng núi Bác Lăng.

Họ đã trải qua những ngày tháng trồng trọt, chơi nhạc, ca hát và học tập. Sau đó, họ  đi khắp nơi trong nước, kiếm kế sinh nhai ở bất cứ nơi đâu. Trong thời gian này, Lương Hồng làm nghề tuốt lúa. Mỗi buổi tối, khi trở về nhà, Mạnh Quang đều đặt thức ăn cô đã chuẩn bị lên một cái khay. Sau đó, nàng sẽ dâng mâm cỗ này cho chàng bằng cách nâng nó lên ngang với lông chân mày để bày tỏ tình yêu và lòng kính trọng sâu đậm của nàng đối với người chồng.

Về sau, cặp vợ chồng được chủ gia thay đổi cách đối xử khi khâm phục cung cách Mạnh Quang đối xử với chồng, nhờ đó ông nhận ra Lương Hồng là người tài cao, học rộng, nhưng thích ẩn mình. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ gia, gia đình sung túc hơn, Lương Hồng không còn phải làm lụng vất vả nữa và tập trung vào việc viết sách, kết quả để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị sâu sắc cho người đời.

Cho đến ngày nay, cụm từ "nâng mâm cao cỗ đầy" được dùng để chỉ các cặp vợ chồng đối xử với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Cho nên chữ Bố Kình có ý nói người vợ hiền từ chính đính, xử sự kính thuận với chồng. Truyện Kiều có câu: “Đã cho vào bực Bố Kình, Đạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu”.

Vậy câu “phụ nghĩa Bố Kình” Ở đây ý nói đời nay, chồng vợ cư xử với nhau, ít người giữ được nghĩa ân chung thỉ, thường phụ rãy lẫn nhau. Ở một quyển khác, Đức Thầy khuyên:

“Tu là sửa trọn ân tình, Tào khang chồng vợ bố kình đừng phai”. (Sấm Giảng Q.3)

Bo Kinh - Conjugal Love and Respect

BỐ KÌNH: Also read as Bố Kinh. Bố is raw fabric; Kinh is thorny grass, from the phrase "Raw fabric trousers, thorny grass hairpin" (布荆钗 ̣(Wearing in raw fabric, fastening hair with thorn grass pin). The proverb is from the tale of Lương Hồng and his wife Mạnh Quang.

For thousands of years, Mạnh Quang has been considered the paragon of wifely virtue; a woman of plain appearance but with great moral integrity.

During the Later Han Dynasty (AD 947-950) there lived in Pingling County, a learned and capable scholar called Liang Hong (in Vietnamese, Lương Hồng), styled Boluan.

Lương Hồng was a man who embraced poverty and shunned official appointments, yet was greatly admired by all his neighbours. Local families regularly offered their daughters to him in marriage but he refused to consider their proposals.

It so happened that in the same district, lived a girl named Mạnh Quang, styled Đức Diệu (Deyao). The daughter of a country squire, Mạnh Quang was a homely girl. Nevertheless, she had strict ideas about what she wanted in a husband. Consequently, at the age of thirty, she remained unwed.One day her father, in exasperation, asked her who her ideal man would be. Her answer was simple: "I only want to marry a man like Lương Hồng."

When news of this reached Lương Hồng, he replied: "Well, let her marry me!"

The time for the wedding arrived and Mạnh Quang travelled to his home in her finest clothes. For seven days and seven nights, he showed no interest in his new bride. No longer able to endure his indifference, Mạnh Quang knelt before him and asked: "I have heard that you were a person of great moral character who has taken a long time to marry. Well, so have I. Now that you here married me, please tell me what it is about me that offended you."

Lương Hồng replied: "Your expensive clothes and heavy makeup disgust me! The only woman I would be willing to share my life with would be one who wears only a thorn hairpin and a plain cotton dress!"' It was then that Mạnh Quang understood everything. She put on a coarse cotton dress, discarded her makeup, bound up her hair with a thorn grass hairpin and did all the menial and laborious tasks.

Only then was her husband satisfied. Some time later, the couple went to live in the mountains of Baling. They passed their days by growing crops, playing the qin music instrument, singing and studying. After this, they travelled all over the country, earning their livelihood wherever they went. During this time, Lương Hồng worked as a thresher. Every evening, when he returned home, Mạnh Quang would place the food she had prepared on a tray. She would then offer this tray to him by raising it to the level of her eyebrows to symbolise her deep love and respect for her husband.

One day, the employing landlord of Liang Hong was so impressed when he came across such a scene as the wife of Liang Hong raising the tray of food at her eyebrows’ level offering food to her husband. He changed his attitude toward Liang Hong, thinking that he must hitherto have been an inopportune talented and capable person, and relieving him from toilsome menial works for administrative tasks. He let him concentrate on writing, thanks to which he has completed many valuable literary works for posterity.

To this day, the phrase "holding the tray level with the eyebrows" is used to characterise married couples who treat each other with love and respect.

Nguyen Du’s Kieu has this verse: "Having been dubbed up to the level of Bo Kinh, the Way to Obey One's Husband takes chastity for top virtue." In this sense, betraying Bo Kinh means that, in the mutual treatment of husband and wife of today, few are able to keep such à faithfulness.

In another poem, , Lord Master said: "To practice is to keep conjugal fidelity, The Bo Kinh marital relationship must be of integrity " Volume 3, Oracles 09/08/2021

unsplash