KHUYẾN NÔNG           WORKING FARM

Hỡi đồng-bào! Hỡi đồng-bào!

Thần chết đã tràn vào Trung-Bắc,

Ngày lại ngày siết chặt giống nòi;

Lật qua các báo mà coi,

Thấy con số chết xem mòi kinh nguy.

Cũng tại vì Tây-di bày kế,

Phá-hoại nền kinh-tế nước ta.

Làm cho điên-đảo sơn-hà,

Làm cho điêu-đứng con nhà Lạc-Long.

Bổng phút đâu cuồng phong một trận,

Quân Phù-Tang khai hấn bất kỳ.

Còn đâu mưu khéo giải vi,

Còn đâu hoãn kế trong kỳ viện binh?

Dầu những kẻ vô tình với nước,

Cũng tỉnh hồn mơ-ước tự-do.

Tiếng vang độc-lập reo hò,

Từ Nam chí Bắc nung lò khí thiêng.

Quyết phen nầy kết-liên một khối,

Đem máu đào tắm gội giang-san.

Giờ đây xem lại mùa-màng,

Năm rồi miền Bắc tan-hoang còn gì.

Chỉ có xứ Nam-Kỳ béo-bở,

Cơ-hội nầy bỏ dở sao xong.

Cả kêu điền-chủ phu-nông,

Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.

Muốn cứu khỏi tai nàn của nước,

No dạ dày là chước đầu tiên.

Nam-Kỳ đâu phải sống riêng,

Mà còn cung-cấp cho miền Bắc,

Trung. Quân-đội Nhựt cần dùng lương thảo,

Cũng phải ăn lúa gạo Nam-kỳ.

Ta còn ngần ngại nỗi chi,

Mà không cày cấy kịp thì hỡi dân?!

Điền-chủ phải một lần chịu tốn,

Giúp áo quần, giúp vốn thêm lên.

Muốn cho dân được lòng bền,

Mua giùm canh-cụ là nền khuếch-trương.

Giá mướn phải thường thường dễ thở,

Xử ôn-hòa niềm-nỡ yêu nhau.

Cùng chung một giọt máu đào,

Phen nầy hiệp sức nâng cao nước nhà.

Kẻ phu-tá cũng là trọng trách,

Cứu giống-nòi quét sạch non sông.

Một phen vác cuốc ra đồng,

Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.

Mưa nắng ấy đâu nài thân xác,

Chí hy-sinh dầu thác cũng cam.

Miễn sao cho cánh đồng Nam,

Dồi-dào lúa chín gặt đem về nhà.

Chừng ấy mới hát ca vui-vẻ,

Ai còn khinh là kẻ dân ngu.

Không đem được chút công-phu,

Không đem sức-lực đền-bù nước non.

Gởi một tấc lòng son nhắn-nhủ,

Khuyên đồng-bào hãy rủ cho đông.

Nắm tay trở lại cánh đồng,

Cần-lao, nhẫn-nại Lạc-Long tổ truyền.

 

Sàigòn, tháng tư năm Ất-Dậu (1945)

(̣Viết bởi Đức Thầy)

Back to the Top

Our Compatriots! Our Compatriots!

Death God stormed in Centre and North,

Its siege gets tigher every day.

As mass media headlines display,

The death toll goes up at an alarming rate.

It is ‘cause French barbarians machinate,

The destruction of our economic base.

They plunge our country in a rampage,

Shatter the prodigy of Lac-Long lineage.

A tornado swept over all of a sudden,

There occurred the Japanese aggression.

Nowhere is a good way-out for people,

Could a reinforcement delay be optional?

Though some are apathetic to the country,

They wake up and dream of liberty.

Independence calls echo over the place,

From South to North, blazes a divine furnace.

This time, into a mass, we shall consolidate,

Wash our land with the blood we shed.

Now look back upon our crops,

Last year the Northern region had no hope.

Only the Southern region has fecundity,

We can’t afford to miss this opportunity.

A big appeal to all landlords and peasants,

Firmly don’t leave any of your fields vacant.

To remove the crisis from your country,

A full stomach plan is our first priority.

The Southern region is never a self-seeker,

But it is the North and Centre’s supplier.

The Japanese military need food provision,

They also eat rice from the Southern region.

What’s the point for Us to hesitate,

But plow and sow in time, our comrades?!

Landlords must bear a one-off spending,

To help provide clothes and top-up funding.

In order to keep our folks’ steadfastness,

Subsidize farm equipment for growth stimulus.

Their hire rates should mostly be affordable,

Nice and warm deals are reachable.

If our blood shares the same root,

Take this chance to jointly uphold our nationhood.

The subordinate also have the onus,

To sweep our fatherland from all cruel locus.

To the fields for once, take your hoes,

Swear you grow rice paddy and potatoes.

Despite the elements, you take any task,

Your willingness to sacrifice is not a big ask.

Provided Southern paddies have good yields,

Plenty of rice come home from all fields.

By then everyone will jubilantly sing,

Who will still see you as the dumb being?

Who did neither bring in any effort?

Nor did they lend the country any support?

May we send a heartfelt message,

To advise our compatriots to congregate.

Hand in hand, march back to the land,

Work diligently as of Lac-Long descent.

Saigon, April of the Second Rooster(1945)

(Writtenn by Lord Master Hoa Hao)

Bối Cảnh Lịch Sử Nạn Đói ở Việt Nam 1944-1945

Tám mươi năm ròng, sự đô hộ của người Pháp trên Việt Nam bắt đầu thoái dần trong thời kỳ 1939 đến 1945 khi mẫu quốc của chúng là Pháp Quốc, đang bị nước Đức Quốc Xã chiếm đóng và chính quyền Vichy Lưu Vong phải hoạt động ngầm chống khối Trục.  Ở Đông Dương, người Pháp gia tăng sự đàn áp chống lại các cuộc khởi nghĩa trong các thuộc địa của họ, mặc dù họ không còn có nhiều ảnh hưởng như xưa nữa.

Khi quân đội Nhật đão chánh Pháp ở Việt Nam vào ngày 9 Tháng 3 Naăm 1945, sự thiếu hụt thực phẩm ở Miền Trung và miền Bắc càng trở nên trầm trọng hơn trước, vì người Pháp mất kiểm soát sự phân phối thực phẩm cho miền Báăc và miền Trung Bắc thường chịu những mất mùa thỉnh thoảng xảy ra do hậu quả gây ra bởi thiên tai và đòi hỏi tiếp tế khẩn cấp từ miền Nam luôn luôn sản xuất dư thừa gạo không những cho cả Việt Nam mà còn các phần khác của đế quốc Pháp và Nhật. Mặc dù người Nhật tiếp quản Đông Dương, họ không còn trong tư thế duy trì bộ máy chiến tranh với nhiều cuộc phản công từ Đồng Minh dọc theo bờ Tây của Thái Bình Dương.

Các chuyến tàu tải gạo từ Miền Nam (Cochinchina) đến Bắc Bộ (Tonkin) và Trung Bộ (An Nam), liên tiếp bị phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc, làm tệ haị thêm sự phân phối thực phẩm cho dân bản địa ở châu thổ sông Hồng Hà, và các tỉnh Bắc Trung Bộ, như Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngải, Quảng Bình, khiến cho quân Nhật thay đổi tuyến đường vận chuyển qua Lào để tích trử lương thực. 

Những yếu tố khác cũng đóng góp không nhỏ vào nạn đói của dân, nhứt là sống trên vĩ tuyến 16, có thể kể ra như sau: Giới quân sự Nhật muốn thỏa đáp nhu cầu quân đội của họ nên bắt buộc người dân trồng các loại cây kỷ nghệ như sô gai để làm bao bố, chẳng hạn, thay vì trồng ngủ cốc, khiến nông dân vốn không đủ gạo để dự trử trong thời gian đủ dài để chờ vụ mùa khác thì họ phải chịu lỗ bán cho nhà cầm quyền với giá rẻ rồi khi mua lại khi cần thì giá cả lên gấp đôi, ba, vì trong khi thời vụ chưa đến, tình trạng thiếu hụt gạo ăn trầm trọng xảy ra trong khi người dân phần lớn không đủ tiền để mua lại nhu yếu phẩm.

Trong thời gian khủng hoảng đó, không có giới thẩm quyền nào có trách nhệm để tái phân phối hay cứu trợ cho người đói mà các công cuộc cứiu trợ từ miền Nam thì bị nhà cầm quyền, kể cả Việt Minh, cho miền Bắc cũng bị cản trở, thậm chí, hàng tiếp tế, bị tịch thu, bị kiểm soát gắt gao vì tình trạng mất mất an ninh, vì đường giao thông Nam Bắc bị gián đoạn nhiều chỗ do các cuộc oanh tạc chưa sửa chửa kịp.

Trong bức tranh u ám của nạn đói đang hoành hành thì, tình trạng vô chính phủ diễn ra, do sự tranh giành quyền lực giũa các phe phái, Việt Minh tìm cách tiêu diệt các thành phần không theo đường lối Mác Xít Lê Nin. Tâm lý sợ hải đó khiến nhiều người lãnh đạo phong trào không còn lựa cḥọn nào khác ngoài tạm thời thỏa hiệp với người Pháp, một cách miễn cưỡng.  Đây cũng là trở ngại trong việc thống nhất kế hoạch phân phối nguồn tiếp liệu ưu tiên cho dân chúng ̣trong vùng bị ảnh hưởng trầm trọng.  Sự nghi kỵ lẫn nhau cũng chính là nguyên nhân làm nạn đói không có phương cách nào hữu hiệu nhất để cứu ̣đói, trong khi cuộc diện quốc tế vô cùng hổn tạp.

Sự thiếu hụt thực phẩm và nạn đói cũng một phần gây ra bởi các con buôn đầu cơ tích trử gạo ở miền Tây chờ gạo có giá đem ra bán. Nền thương mại Việt Nam lúc đó cũng hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài vì người Pháp chỉ muốn khai thác tài nguyên ở Việt Nam để làm lợi cho các nhà tư bản Pháp và các nhà buôn quốc tế có trụ sở tại Tân Gia Ba, Ấn Độ, Hồng Kông, Ma Cao. Tokyo.

Theo sự đánh giá khá tin cậy của nhiều sử gia, thì có trên một triệu người chết vì nạn đói giữa năm 1944 và 1945

Backgrounds of the Famine of 1944-1945 in Vietnam

After eigthty years of colonial dominance over Vietnam, the French power started to weaken during the period of 1939 to 1945 when their metropole, France itself, ultimately fell to the Nazi Germany and had its Vichy regime moved its anti-Axis activities underground. In Indochina, the French increased repression against rebellions in their colonies, though they had not the same influence as before. When Japan made a Coup d’État against the French in Vietnam on 9 March 1945, food shortage in North and North Central Vietnam became worse than before given the loss of French control over the distribution of food to North and North Central Vietnam which often suffered sporadic harvest losses as a result of natural disasters and required urgent transport of rice from the Sourthern region which always produced surpluses not only for Vietnam but also exported to other parts of the French and Japanese empires. Even though the Japanese tood over control of Indochina, they were no longer in a position to maintain their war machines with all-aout counterattacks from the Allies along the Coast literal of Pacific.

Their shipments of rice from Southern Vietnam (Cochinchina) to Tonkin and An Nam (official French administrative names), were disrupted by American bombings worsening the food distribution to the indigeneous in the Red River Delta, Nghe An, Ha Tinh, Thanh Hoa, Quang Ngai, Quang Binh, causing the Japanese military to divert rice transport and stockpiling in Laos.

Other factors contibuting to the starvation of people, mostly above the 16th latitude, can be as follow: the Japanese military were keen to meet their military needs, thus they urged the Vietnamese peasants to grow industrial crops instead of cereals, would pay dearly with their lives for any litre of rice which was in short supply and overpriced due to war-interrupted transport systems or loss of harvests. While Tonkin had a series of frafile dyke systems, under French administration, the lack of dyke maintenance tended to cause the Red River floodings, thus devastating rice paddies, villages and towns downstream.

For another factor, the struggle between French and Japanese to fill their stocktaking of rice, smuggling, speculation by merchants and settlers, make the rice price to soar, leading them to starve for shortage of cash to purchase,

According to historians, the deathtoll might amount to a million and a half, for the whole country, the majority of which happened in Tonkin and North An Nam. The supply of rice from Mekong River Delta, though it was intended by the local people, was not as effective as expected, thus the efforts to provide more rice for the rest of the country were thwarted by the political, economic and military calculations of key players, French colonial power, the Japanese miltary, Chinese rice speculators, and the Allied forces, to say the least.  The domestic commerce of Vietnam seems to be entirely in the hands of foreigners among whom the tycoons commanded rice cargo shipments from Singpore, Hong Kong, Ma Cao to Saigon.  

According to reliable sources, about more than a million Vietnamese died of starvation between 1944 and 1945.

unsplash