THI XUÂN

Rước xuân năm mới tiếng đì-đùng,

Cờ phất trẻ mừng chúc cội thung.

Áo quần lòe-loẹt đi cùng xóm,

Bánh trái dẫy-đầy nỗi cúc-cung.

* * *

Chúc mừng năm mới, mới buổi qua,

Bỏ bớt dị-đoan, chẳng cúng gà.

Tre nêu phơ-phất không còn thấy,

Ra mắt tiêu-mòn bữa thứ ba.

* * *

Kỷ-Mão năm nay đã hết rồi,

Tâm-thần hoài-tưởng chuyện xa-xôi.

Đạo mầu Nam-địa càng thâm diệu,

Dẫn-dắt nhơn-sanh cũng chửa rồi.

* * *

Bước qua năm mới, mới mừng à !

Khuyến-khích dân tầm Đạo Thích-Ca.

Tự-giác, giác tha, Ta phải nói,

Hỡi người dương-thế, bớt xa-hoa.

* * *

Xa-hoa năm mới, mới khổ à !

Dân chớ chần-chờ, chớ bỏ qua.

Đạo-lý xem tường âu mới hãn,

Rán tìm cặn-kẽ nỗi Ma-ha.

* * *

Năm Thìn bước tới thiệt là rồng,

Nanh gút vẫy-vùng nỗi long-đong.

Chiến-tranh thảm-khốc toàn lê-thứ,

Lo nỗi đói đau giống Lạc-Hồng.

* * *

Canh-Thìn bước tới hỡi dân ơi !

Thế-giới đao-binh ruột rã-rời.

Khốn-nguy đa sự chào xuân mới,

Dân-chúng hoàn-cầu khó thảnh-thơi.

***

Phi phi bỗng xuất mặt Huỳnh,

Dụng lối Bá-Nha réo Lạc-Hồng.

Chạnh cám cha con còn chẳng biết.

Phải nhờ đạo-đức mới tường thông.

* * *

Phần Ta thương chúng luống âu-sầu,

Dân-sự nào tường nẻo cao-sâu.

Bôn Bắc tẩu Nam cam khổ rối,

Nhưng vì bổn-phận phải toan âu.

* * *

Con người Nguơn-hạ mấy nhiêu hơi,

Đạo-đức nhiệm-mầu chẳng có chơi.

Lê-la chậm bước đàng bụi gió,

Phải sớm lánh xa khỏi cuộc đời.

* * *

Mãnh hổ đâu đua chí tang-bồng ,

Rạng mày nở mặt với non sông.

Quân-tử Thánh-nhơn ghi Nhược-thủy,

Cơn buồn chấp bút chuyển huyền-thông.

* * *

Hòa-Hảo, ngày 28 tháng chạp Kỷ-Mão.

(Chép theo bản chánh do Ông Nguyễn-Chi-Diệp giữ)

SPRING POEM

The New Year is greeted with firecrackers,

All the juniors congratulate their seniors.

Pageants wiggle through the village,

Filled with fruit, cakes, and kowtowers.

* * *

Happy New Year. comes the new era,

Stop superstition and chicken offer.

No more  are the flapping poles of Tet,

On the third day, the festivity is quieter.

* * *

This Earth Rabbit year has gone,

I keep thinking of stories beyond.

In the South, the Tao grows abstruse,

My mass-guiding mission is still on.

* * *

Transit to the New Year is a jubilee!

I urge you to seek the Tao of Sakyamuni.

Enlighten yourself and others, I must say,

Dear worldlings, give up prodigality.

* * *

The prodigal New Year, a new misery!

Don't procrastinate, but take it seriously.

Peruse the Tao, and you may comprehend it,

You get the Ma-ha if you give it scrutiny.

* * *

The coming Dragon Year is a real dragon,

Swirling its fangs to spread confusion.

The dreadful war covers the whole planet,

Lest famine should afflict the Lac-Hong.

* * *

The Water Dragon arrives, my folks!

Global hostilities make Me distraught.

Woeful things greet the new Spring,

Peace and freedom all over fall short.

* * *

Afloat appears the Golden Dragon,

Using Bo Ya-styled appeals to the Lac-Hong.

Even fathers and sons can't see each other,

They get insightful through virtue paragon.

* * *

For the love of the masses, I am sad,

The folks don't know the intricate trek.

Going North and running South is harsh,

But, for My duty, I must anticipate.

* * *

Precarious is the Lower Age's human life,

The great Tao should not be brushed aside.

So lagging you suffer from stormy dust,

Hasten out of the temporal plight.

* * *

Like fierce tigers, achieve your manly goal,

You can shine with your land and people.

Gentlemen and Saints head for the Idyllic,

In sadness, I share Heaven's portal.

* * *

Hoa Hao, 28 December, Wooden Rabbit (1939)

(Copy of the original in Mr. Nguyễn-Chi-Diệp's store)

Cội Thung có nhiều các giải thích như sau:

1. Về nguồn. Từ điển trích dẫn. Cũng gọi là 'xuân'.

(Danh từ)  Cây “xuân”, thân cao ba bốn trượng, mùa hè ra hoa trắng, lá non ăn được, gỗ dùng làm đàn. § Tục gọi là “hương xuân” 香椿. Trang Tử nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu.

2. (Danh) Chỉ phụ thân (cha), như: “xuân đình” 椿庭 cha, “xuân huyên” 椿萱 cha mẹ.

3. (Hình dung từ) Cao tuổi, thọ. Như: “xuân thọ” 椿壽 trường thọ.

Ghi chú: Tục đọc là “thung”. Từ điển Thiền Chửu: Cây xuân. Ông Trang tử nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa thu, vì thế người ta hay dùng chữ xuân để chúc thọ. Nay ta gọi cha là xuân đình 椿庭 cũng theo ý ấy. Tục đọc là chữ thung. Từ điển Nguyễn Quốc Hùng Cúi mình làm lễ — Chỉ sự hết lòng. Còn nói là Cúc cung tận tuỵ.

CHÚ GIẢI: Cội Thung

CHÚ GIẢI: Cây Nêu; Kỹ Mão;  Ma-Ha

Cây Nêu: (maypole) được dựng lên trong những ngày để đuổi tà quỷ theo truyền thống mừng tết ngày xưa. Nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức dựng cây Nêu trong ngày Tết (archives.org.vn)


Kỹ Mão: Mão là môt trong mười hai con giáp, khi ghép với 'kỷ' một trong mười chi, trở thành một trong sáu mươi biểu tượng của chu kỳ âm lịch. Vậy tính theo chu kỳ thì KM nghĩa là 1939 Tây lịch.

Ma-Ha: dùng như một danh từ chung có nghĩa là sự lớn lao, biểu tượng cho sự hùng tráng, quy mô, cũng đồng nghĩa tính khí cao thượng, tâm địa bao dung, cao thượng. Khi được dùng như một tiếp đầu ngữ (prefix) đứng trước danh từ, nó bổ nghĩa cho danh tứ đó, nên trong Phạn Ngữ thì Maha thường thấy tiếp đầu ngữ này ghép vào danh từ và tiếng Việt dịch ra là Đại, như Mahayana, Đại Thừa, Mahathema Bodisattva, Đại Thế Chí Bồ Tát.

CHÚ GIẢI:  Mặt Huỳnh;  Lạc H̀ồng

Mặt Huỳnh: Huỳnh là họ Huỳnh, là họ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, còn Phi Phi chỉ Rồng bay, đây nói tới Long’ nghĩa là rồng. Ẩn ý của hai chữ này Đức Thầy ra đời chẳng khác nào một con rồng vàng vì Huỳnh trong tiếng Việt cũng có nghĩa là Vàng. Rồng vàng là biểu tượng của vua chúa, nên các đền đài vua thường chạm trổ rồng vàng. Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời nhằm an bang định quốc, nhưng vì thời cuộc chưa cho phép và vì nghiệp chướng của chúng sanh còn quá nặng, nên dù có thần thông quảng đại, ngài cũng không làm gì được nên trong bài Sứ Mạng do ngài viết, ngài nói ‘ta là một trong những vị cứu đời đó’ nhưng đứng trước cảnh thế giới đầy dẫy đao binh, khói lửa, ngài nói: “ta đây tuy không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên…...”

Lạc Hồng: Nguồn gốc của một dân tộc gọi là Lạc Hồng hay Hồng Lạc có một lịch sử lâu dài hằng bao thế kỷ lập quốc, với những câu chuyện dân gian lẫn bác học, mà ngày nay nhiều nhà học giả, nhà khảo cổ Đông Tây, chưa ai dám khẳng định giả thuyết của mình là xác thực hay hoàn chỉnh, có thể bắt đầu là nhà biên khảo Tự Điển Hán Việt, Đào Duy Anh. Theo các tài liệu khảo cổ, kết quả sưu tầm hay học thuyết của họ, quan niệm chung của người Việt về nguồn gốc Lạc Hồng là người Việt có nguồn gốc từ nước Kinh đã hiện hữu ở về phía Nam nước Trung Hoa cổ đại, sông Dương Tử có lẽ được coi là biên cương tự nhiên, với nhiều bộ tộc gọi chung là dân tộc Lạc Việt, là một trong các bộ tộc gọi một cách bình dân là Bách Việt. Dân tộc này bao gồm những người hiện nay còn sống bên Trung Hoa lục địa, như dân tộc Tráng ở Quảng Tây, Giang Nam Phúc Kiến,người Bố Y. v.v.

CHÚ GIẢI:  Hạ Ngươn

Hạ Ngươn: thường được nhắc đến trong Phật Giáo, Cao Đài Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo, là một trong Tam Ngươn, mỗi ngươn có khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, có đặc điểm tinh thần và thể chất của chúng sanh trong thế giới của nó. Thời Hạ Ngươn là thời kỳ chót cũng được gọi là thời Mạt Pháp. Thời này so với hai thời trước, thé giới vật chất và tinh thần bị xuống cấp trầm trọng. Chữ Mạt Pháp cũng là biểu hiện của sự thoái hoá đó, tức là các giá trị tốt đẹp của thời Thượng Ngươn và Trung Ngươn không còn được loài người xem trọng, nên chiến tranh thường xảy ra, con người trở nên hung dữ và độc ác hơn, đam mê vật dục, tranh danh đoạt lợi, coi thường các bật tu hành và các đấng thiêng liêng, nên bị trừng phạt phải chịu nhiều tai trời ách nước. Đến một giai đoạn nào đó, thì thế giới goli là Ta Bà này sẽ không thể duy trì được nữa và phài lập thời Thượng Ngươn Thánh Đức. Đức Thầy cũng thường dùng hai từ Hạ Ngươn này với những đặc điểm trên để nói về việc tại sao ngài lâm phàm đôđ thế. Để bắt đầu Quyển I, Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý của ngài, ngài viết:


“Hạ Ngươn nay đã hết đời,

Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.”

CHÚ GIẢI: Tang Bồng;  Huyền Thông

Tang bồng: vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “hồ thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc, hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn “hai vai gánh vác sơn hà”, tung hoành dọc ngang giữa trời đất. Với nghĩa ấy, “tang bồng” thường kết hợp với các từ như “Chí tang bồng”, “nợ tang bồng”. Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay là “phỉ chí tang bồng” dùng để chỉ sự thoả mãn, tự do trong hành động nhằm thực hiện chí lớn, không chịu bất kỳ một sự gò bó, ràng buộc nào.

https://www.sachhayonline.com/tua-sach/giai-thich-thanh-ngu-tuc-ngu/thoa-chi-tang-bong/1834

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng Tên sông ở Tây vực, tương truyền là nơi tiên ở. Td: Non Bồng nước Nhược ( Bồng sơn Nhược thuỷ ) là chỉ cõi tiên. Hát nói của Dương Khuê có câu: “ Chẳng Bồng lai Nhược thuỷ cũng thần tiên, rõ ràng đệ nhất nam thiên”.


Huyền Thông: Huyền ám chỉ sự bao la, huyền bí, không thể nghĩ bàn được, nhưng có ảnh hưởng vô cùng lới đến sự vận hành của trời đất. Thông nghĩa là sự hiệp thông, sự trải nghiệm của sức mạnh siêu hình đó đến con người và được hiểu như là gạch nối giữa con người và thế giới siêu hình.

Đức Thầy viết lên những câu thơ trên để nói lên sự hiệp thông giữa ngài và Trời Phật mà ngài đã vâng lệnh để cứu vớt quần sanh đời Mạt Pháp. Nên ngài nói:

“Trong Sám Giảng nếu không hiểu,


Tầm kệ này Ta dẫn nẽo đường.”

(47-48, Quyển IV, Giác Mê Tâm Kệ)

unsplash